Vật liệu chống thấm

 Tất cả các hạng mục như: tường, trần, sàn, tầng hầm,….trong một công trình xây dựng đều cần được tiến hành chống thấm để luôn bền đẹp với thời gian. Tùy từng hạng mục, bạn sẽ sử dụng những phương pháp và vật liệu chống thấm khác nhau để mang lại hiệu quả cao. Công Ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Dịch Vụ Đức Huy là đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm, vật liệu chống thấm tại Hà Nội uy tín – hiệu quả.

Các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thấm dột

Bề mặt không chuẩn bị đúng cách:

Nếu bề mặt không được làm sạch hoặc không được chuẩn bị đúng cách trước khi áp dụng vật liệu chống thấm, việc bám dính và hiệu quả chống thấm có thể bị ảnh hưởng.

Thiếu chất liệu chống thấm hoặc chất liệu không đúng chủng loại:

Sử dụng chất liệu chống thấm không phù hợp với yêu cầu và điều kiện của công trình có thể dẫn đến hiện tượng thấm dột. Đồng thời, sử dụng chất liệu kém chất lượng hoặc không đúng chủng loại cũng có thể gây ra vấn đề này.

Sai sót trong quá trình thi công:

Những sai sót trong quá trình thi công như thiếu sót, lỡ làm hỏng lớp chống thấm, thiếu kín các kết nối, không đảm bảo độ dày và đồng nhất của lớp chống thấm cũng có thể gây ra hiện tượng thấm dột.

Vấn đề về cấu trúc:

Cấu trúc công trình có thể gặp vấn đề như vết nứt, khe hở, lỗ hổng hoặc lớp bê tông bị tảng lớn, từ đó cho phép nước thấm qua và gây ra hiện tượng thấm dột.

Áp lực nước từ mặt đất hoặc nguồn nước gần đó: Áp lực nước từ mặt đất, từ hệ thống thoát nước không tốt hoặc từ nguồn nước gần đó như suối, ao rừng có thể tạo ra áp lực lên công trình và gây thấm dột.

Thời tiết và điều kiện môi trường:

Các yếu tố thời tiết như mưa, tuyết, độ ẩm cao và nhiệt độ thấp có thể ảnh hưởng đến quá trình chống thấm và gây ra hiện tượng thấm dột.

Các loại vật liệu chống thấm hiệu quả

Hiện nay, có rất nhiều nguyên vật liệu và giải pháp chống thấm tối ưu. Tùy vào từng thực trạng mà chủ đầu tư lựa chọn loại chống thấm phù hợp. Mỗi loại sẽ có quy trình chống thấm riêng. Tuy nhiên, về cơ bản, tất cả đều giống nhau về việc chuẩn bị bề mặt.

Chống thấm bằng vật liệu Crocodile Flex Shield (1K)

Bước 1: Trộn vật liệu. Cứ 1 bao Crocodile 1K 20Kg thì pha với 7-8l nước. Sau đó, để hỗn hợp tĩnh 5 phút.

Bước 2: Tiến hành thi công. Dùng lăn quét 2 lớp lên bề mặt vị trí sân thượng cần chống thấm. Mỗi lớp cách nhau 0,5-1,5 giờ.

Chống thấm bằng màng khò nóng Bitum Membrane

Bước 1: Tiến hành quét lớp tạo dính

– Sử dụng con lăn dàn mỏng và đều lớp tạo dính trên bề mặt cần chống thấm.

– Dùng tay cảm nhận độ khô của lớp tạo dính. Tiến hành dán màng chống thấm khi lớp tạo dính đã khô

Bước 2: Dán màng chống thấm

– Kiểm tra lớp màng Bitum để đảm bảo nó không bị rách.

– Cẩn thận trải lớp màng khò vào vị trí cần chống thấm.

– Dùng khò làm nóng bề mặt. Giúp bề mặt tan chảy, bám dính được vào lớp lót tốt hơn.

Chống thấm bằng Sika topseal 107

Bước 1: Dùng chổi quét 1 lớp vữa mỏng lên bề mặt sân thượng. Giúp lấp đầy các vết nứt nhỏ.

Bước 2: Đối với các vết lớn, cần đục thành hình chữ V. Tiếp theo, lấp đầy bằng vữa chảy Sika Grout.

Chống thấm bằng sơn Epoxy

Bước 1: Phun sương làm ẩm bề mặt (trong trường hợp mặt sân quá khô). Mục đích giúp chống thấm ngược, đảm bảo lớp sơn lót không bị bong, tróc.

Bước 2: Quét 1 lớp sơn lót Sika không màu với mật độ khoảng 0.2-0.3 kg/m2.

Bước 3: (Sau khi lớp lót khô) Dùng con lăn sơn đều bề mặt khu vực sân thượng cần chống thấm, mật độ sử dụng khoảng 0,6kg/m2.

Bước 4: Sau 2h, tiếp tục sơn chống thấm sân thượng lần 2.

Sử dụng keo chống thấm bề mặt 

Bước 1: Quét keo chống thấm lên bề mặt sân thượng bằng cọ cứng.

Bước 2: Sau khi keo khô, dùng vữa phủ lên trên 1 lớp hoặc ốp lát lại.

Phương pháp sử dụng Composite hiện đại

Bước 1: Trộn hỗn hợp Composite với xi măng theo tỉ lệ đều 1:1. Thông thường 10m2 sàn sẽ tương ứng cần dùng 1l dung dịch Composite.

Bước 2: Tiến hành quét hỗn hợp vừa trộn lên bề mặt đã chuẩn bị.

Quy trình thi công chống thấm của Đức Huy

Bước 1: Khảo sát địa hình công trình và vị trí cần thi công chống thấm

Trước hết đội ngũ thi công sẽ tiến hành khảo sát vị trí các công trình cần chống thấm. Qua đó thực hiện chuẩn bị mặt phẳng được sạch sẽ, bằng phẳng để tiến hành chống thấm dễ dàng hơn. Bên cạnh đó là xử lý vài vị trí khuyết điểm của bê tông hoặc gia cố, kiểm tra lại tình trạng thoát nước.

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị và vật liệu chống thấm tương ứng

Khảo sát xong địa hình đội ngũ nhân viên cần chuẩn bị đủ các loại dụng cụ, thiết bị cần thiết cho quá trình chống thấm. Các vật liệu cơ bản được dùng nhiều để chống thấm gồm: Sản phẩm sika chống thấm, phụ gia chống thấm, các loại băng chống thấm, màng chống thấm, lưới gia cố cho bê tông.

Bước 3: Tiến hành chống thấm

Đội ngũ nhân viên sử dụng thiết bị và vật liệu chống thấm để áp dụng vào các bề mặt theo quy định. Quá trình diễn ra chính xác nhằm đảm bảo hiệu quả mang lại cao. Đội ngũ thi công tiến hành xử lý chống thấm với các vị trí tại công trình.

Bước 4: Kiểm tra lại và nghiệm thu

Sau khi hoàn tất việc thi công chống thấm đội ngũ sẽ thực hiện kiểm tra lại lần cuối. Sau khi hoàn tất sẽ tiến hành nghiệm thu công trình và bàn giao công trình cho chủ nhà hoặc chủ đầu tư.

Địa chỉ cung cấp sản phẩm, dịch vụ chống thấm tại Hà Nội

Với đội ngũ nhân viên kỹ thuật tay nghề và giàu kinh nghiệm trong ngành, Công Ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Dịch Vụ Đức Huy chuyên thi công chống thấm, xoa nền cho các công trình từ dân dụng cho đến công trình lớn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng để đem lại hiệu quả công trình.

Chúng tôi có một mức giá phù hợp với kinh tế gia đình bạn và hợp lý. Mọi thông tin cần được hỗ trợ, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau đây:

 

Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Dịch Vụ Đức Huy

Địa chỉ: Xóm 3, Thôn Lai Xá, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội

Showroom: 157 Xuân Phương, Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội

Điện thoại: 0396.138.286

Email: info@keochongthamvn.vn

Website: www.keochongthamvn.vn

Mã số thuế: 0108332071

Đánh Giá Khách Khàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *